Tìm giải pháp cho vấn nạn

Các đề xuất nêu lên tại chương trình hội luận có thể phân bổ thành 3 giai đoạn

  1. Giành lại căn cước của Đạo Cao Đài
  2. Vô hiệu hoá Chi Phái 1997
  3. Phục hồi Hội Thánh Cao Đài
1. Kế hoạch giành lại căn cước của Đạo Cao Đài

Phuc hung chanh giao

Giai đoạn 1 đã đạt các kết quả mong muốn: quốc tế đã xác nhận và ngày càng thêm tín đồ Cao Đài ở trong nước đã phân biệt được Chi Phái 1997 với Đạo Cao Đài.

Giai đoạn 2, năm 2022-2023, có mục tiêu là giúp đại khối (75% trở lên) tín đồ Cao Đài không chỉ phân biệt được Chi Phái 1997 với Đạo Cao Đài mà còn hiểu rằng Chi Phái 1997, đang được nhà nước dùng làm công cụ diệt Đạo Cao Đài, bản chất là tổ chức tội phạm. Một số công tác cụ thể:

  • Khuyến khích tín đồ Cao Đài ở trong và ngoài nước dùng Sớ Cầu Đạo theo nguyên bản của Hội Thánh Cao Đài, khác với sớ cầu đạo do Chi Phái 1997 phát hành, và ghi tên vào Sổ Bộ Đạo của Đạo Cao Đài.
  • Vận động tín đồ Cao Đài tuân thủ luật đạo và gọi chức sắc của Chi Phái 1997 theo thế danh vì chỉ chức sắc thiên phong mới có thánh danh.
  • Xây dựng mạng lưới truyền thông theo công thức vết dầu loang – mỗi hương đạo phải có một nhân sự được đào tạo kỹ năng truyền thông và được cung cấp nội dung và phương tiện truyền thông.
  • Phát hành các video ngắn gọn về: bản chất tội phạm của Chi Phái 1997, sự yểm trợ của quốc tế, các thành quả từ nỗ lực của các tín đồ Cao Đài trong quá khứ, các nỗ lực hiện hành…
  • Tăng cường toán báo cáo vi phạm để không bỏ sót bất kỳ hành vi vô phép, vô luật nào của Chi Phái 1997 mà không báo cáo để LHQ đòi hỏi nhà nước Việt Nam giải trình và để khai thác về pháp lý (tố giác hình sự, kiện dân sự).

Mục tiêu:

Ghi chú: Trong bảng là các số cộng dồn mỗi năm.

Mục tiêu

Các sản phẩm và thành quả có sẵn làm nhập liệu:

  • Hồ sơ tiếng Anh và tiếng Việt xác định Chi Phái 1997 khác với Đạo Cao Đài và là một tổ chức tội phạm được nhà nước sử dụng để diệt Đạo Cao Đài.
  • Bản phúc trình năm 2019 của USCIRF và năm 2020 của BNG Hoa Kỳ thể hiện thực tế này.
  • 15 video đã được lưu truyền và sẵn sàng cho chiến dịch truyền thông.
  • Quyết định của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ huỷ giấy phép cấp tạm cho Chi Phái 1997 dùng danh xưng Đạo Cao Đài làm thương hiệu riêng.
  • 2. Kế hoạch vô hiệu hoá Chi Phái 1997 (2022-2024)
2. Kế hoạch vô hiệu hoá Chi Phái 1997 (2022-2024)


Chi phái 1997
Chi phái Cao Đài 1997 (Nguồn ảnh: Chi phái 1997 Công cụ đàn áp và tiêu diệt đạo Cao Đài - BPSOS)

Từ 2018 đến nay đã có 1 vụ khiếu nại về thương hiệu (đã hoàn tất) và 2 vụ kiện dân sự đang diễn tiến nhắm vào chân tay của Chi Phái 1997 ở Hoa Kỳ. Cả 2 vụ kiện đang diễn tiến có mục tiêu vô hiệu hoá hoạt động của Chi Phái 1997 ở hải ngoại và chỉ ra bản chất của Chi Phái 1997 là một tổ chức tội phạm ở Việt Nam.

Trong các năm 2019 - 2021, các tín đồ Cao Đài ở Việt Nam đã thực hiện 4 vụ kiện nhắm vào các chức việc, chức sắc của Chi Phái 1997, bao gồm cả Ông Nguyễn Thành Tám là người đứng đầu chi phái. Tòa án Việt Nam đã không thụ lý 3 trong số 4 đơn khởi kiện dân sự này. Điều đó cho thấy, Chi Phái 1997 là công cụ của nhà nước Việt Nam dùng người đạo để trị người đạo. Trong vụ kiện còn lại, sau khi ý định huỷ vụ án không thành, toà án đã xử thủ phạm phải bồi thường cho tín đồ Cao Đài bị hành hung.   

Trong 3 năm tới (2022-2024), mục tiêu sẽ là biến Chi Phái 1997 trở thành yếu tố rủi ro cho chế độ trên trường quốc tế và ngay ở Việt Nam, qua các biện pháp:

  • Yêu cầu cơ quan hữu trách điều tra và truy tố những hành vi tội phạm của Chi Phái 1997 theo luật Việt Nam, bao gồm các hồ sơ đang tiếp diễn và những hồ sơ mới;
  • Kiện dân sự đối với các thành viên của Chi Phái 1997 và kiện hành chánh các giới chức, viên chức chính quyền chống lưng cho họ;
  • Vận động quốc tế theo dõi các vụ kiện để đánh giá tính pháp quyền trong hệ thống tư pháp của Việt Nam;
  • Kiện dân sự các thành viên chủ chốt của Chi Phái 1997 ở Hoa Kỳ và các chức sắc đứng đầu chi phái ở Việt Nam (luật Hoa Kỳ cho phép đơn kiện dân sự bao gồm bị đơn ở quốc gia khác khi có đại diện hoạt động ở Hoa Kỳ hoặc có yếu tố hoạt động tội phạm xuyên quốc gia);
  • Làm rõ bản chất tổ chức tội phạm của Chi Phái 1997 trên trường quốc tế và trong đại khối tín đồ Cao Đài ở trong và ngoài nước bằng các tài liệu tổng hợp và phân tích thông tin;
  • Tiếp cận và thu phục các tín đồ Cao Đài rời bỏ Chi Phái 1997 khi họ nhận ra bản chất của chi phái là công cụ diệt đạo Cao Đài bằng cách đánh cắp căn cước toàn đạo và đàn áp tín đồ Cao Đài.

Mục tiêu:

Ghi chú: Trong bảng là các số cộng dồn mỗi năm.
123

Nhập liệu:

a. Vụ kiện ở California (khởi kiện tháng 12, 2021) với bị đơn gồm Ông Trần Quang Cảnh, Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại, Ông Nguyễn Thành Tám, Chi Phái 1997 và một số cá nhân liên đới.
b. Vụ kiện ở Texas (khởi kiện tháng 6, 2019) với bị đơn gồm 3 công dân Hoa Kỳ đồng lõa với Ông Trần Quang Cảnh; Ông Nguyễn Thành Tám và Chi Phái 1997 cũng là bị đơn. Vụ kiện này được toà án lên lịch xét xử vào tháng 5, 2022.
c. Các vụ kiện và tố giác của tín đồ Cao Đài nhắm vào các nhân sự của Chi Phái 1997:

  • Vụ kiện thứ nhất: Tháng 5 năm 2020, Ông Chánh Trị Sự Trần Ngọc Sương ở tỉnh Tiền Giang nộp đơn khởi kiện ông Nguyễn Thành Tám - người đứng đầu Chi Phái 1997 đã huỷ chức danh chánh trị sự và khai trừ ông ra khỏi đạo Cao Đài. Song song với việc này, CTS Trần Ngọc Sương còn nộp đơn yêu cầu toà tuyên bố các thông tin mang tính chất xúc phạm danh dự và nhân phẩm đối với ông đang được loan truyền trên Internet là vô căn cứ.
  • Vụ kiện thứ hai: Tháng 7 năm 2020, tín đồ Cao Đài Nguyễn Văn Thiệt ở Bình Dương cũng nộp đơn khởi kiện ông Nguyễn Thành Tám với lý do tương tự như Chánh Trị Sự Trần Ngọc Sương. Cả 2 vụ kiện đã đẩy hệ thống tòa án từ cấp cơ sở của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, toà án thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh đến Tòa Án Tối Cao Trung Ương vào thế lúng túng chối quanh. Những thông tin như vậy đã trở thành nhập liệu cho hàng loạt các hoạt động truyền thông giúp các tín đồ Cao Đài và quốc tế hiểu rõ bản chất của Chi Phái 1997 và sự toa rập của chính quyền.
  • Vụ kiện thứ ba: Năm 2021, tín đồ Trần Văn Đực khiếu nại và khởi kiện Công Văn 88 do Chủ Tịch huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh cấm ông Trần Ngọc Sương tới địa phương hành đạo cùng các đồng đạo. Vụ việc đang đẩy toà án vào thế bí phải thoái thác với lý do dịch bệnh nên chưa thụ lý theo quy định của pháp luật.
  • Vụ tố giác thứ nhất: Năm 2019, ông Phó Trị Sự Nguyễn Công Trứ ở Bình Định tiếp tục nộp đơn tố giác tội phạm tới Công An tỉnh yêu cầu điều tra nhóm người Chi Phái 1997 có hành vi gây thương tích và sát hại ông. Đây là vụ việc có tính chất vô cùng nghiêm trọng; nếu cơ quan công quyền Việt Nam cố tình lờ đi thì rõ ràng là nhà nước bao che cho Chi Phái 1997.
  • Vụ tố giác thứ hai: Năm 2021, tín đồ Trần Văn Bé ở tỉnh Tiền Giang nộp đơn yêu cầu xử trị những kẻ lạ mặt bắt cóc mình vào đồn Công an ép buộc làm việc trái pháp luật. Vụ việc nhằm đẩy mạnh truyền thông để phanh phui nạn làm việc trái pháp luật của hệ thống công quyền Việt Nam đối với người đạo Cao Đài.
  • Vụ tố giác thứ ba: Năm 2021, PTS Nguyễn Hồng Phượng yêu cầu Bộ Công An xác nhận những kẻ tự nhận là từ Bộ Công An đã khảo tra, hăm dọa và hành hung cô quả thật là công an chứ không phải côn đồ giả dạng công an để vi phạm luật pháp. Đến nay Bộ Công An vẫn chưa trả lời.
3. Đại sách lược phục hồi Hội Thánh Cao Đài

Trong phần này, chúng tôi tổng hợp các ý kiến trình bày tại chương trình hội luận cũng như thu thập từ các buổi hội ý theo nhóm nhỏ. Một công dụng của đại sách lược là tạo cơ hội cho mọi tín đồ Cao Đài dù hành động riêng rẽ vẫn góp phần mình cho đại cuộc chung. Công dụng thứ hai là giúp các nhóm tín đồ Cao Đài chia nhau tác động đến mọi căn nguyên và yếu tố chuyển đổi nhằm từng bước tháo gỡ vấn nạn. Dưới đây, chúng tôi gom các ý kiến thành các lĩnh vực trọng tâm.

1234

a.  Xây dựng nội lực cho đại khối tín đồ Cao Đài để thực hiện đại sách lược, qua các công tác tiến hành song song:

  • Vận động các chức sắc thiên phong động viên đồng đạo dấn thân phục hồi cơ đạo.
  • Nới rộng và đẩy nhanh việc lập sổ bộ đạo và làm sớ cầu đạo theo nguyên bản của Hội Thánh Cao Đài cho các tín đồ Cao Đài đã xác định thái độ bảo thủ chơn truyền.
  • Công cử chức việc bàn trị sự ở tất cả những nơi có tín đồ Cao Đài.
  • Đào tạo các chức việc được công cử về kỹ năng điều hành, quản trị, truyền thông, ứng xử trong tình huống éo le, báo cáo vi phạm, luật quốc gia, luật quốc tế…
  • Kết nối các bàn trị sự địa phương qua các mạng lưới tương thân tương trợ, các công tác phước thiện, qua các đề án chung trong nhiều lĩnh vực.

b. Bảo vệ và tăng sức cho các thánh thất độc lập chưa bị Chi Phái 1997 chiếm dụng:

  • Cắt cử nhân sự báo cáo vi phạm, nhân sự làm truyền thông, và chuyên gia pháp lý để túc trực bảo vệ các thánh thất này.
  • Đào tạo chức việc của từng thánh thất nhằm tăng khả năng tự bảo vệ và yểm trợ cho các cộng đồng cao đài gần xa chung quanh.
  • Tạo mối liên lạc chặt chẽ và thường xuyên giữa các tổ chức quốc tế với từng thánh thất để ngăn ngừa và chặn đứng mọi ý đồ đánh chiếm thánh thất.

c. Ghi danh hoạt động tôn giáo liên hương:

  • Huấn luyện các bàn trị sự về Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo để hiểu về quyền, nghĩa vụ và lợi ích
  • Hướng dẫn các bàn trị sự đã đủ năng lực để thông báo với chính quyền về sinh hoạt tôn giáo tập trung (mặc dù luật không đòi hỏi)
  • Theo dõi để can thiệp khi nhà nước gây khó dễ

d. Phát triển quan hệ “kết nghĩa” giữa các nhóm tín đồ trong và ngoài nước và thực hiện một số đề án hỗn hợp trong-ngoài:

  • Tạo cơ hội hợp tác trong-ngoài về vận động quốc tế, học giáo lý, hoạt động phước thiện, làm truyền thông, báo cáo vi phạm, hành động pháp lý
  • Phát triển công tác phước thiện cho nạn nhân buôn người, trong sự phối hợp với quốc tế
  • Cắt cử tín đồ ở hải ngoại làm nhịp cầu cho tín đồ trong nước với các bàn tròn đa tôn giáo khu vực và quốc tế, các cơ quan LHQ, các cơ quan chính quyền dân chủ

e. Giành lại quyền sử dụng các thánh thất đang bị chiếm đóng:

  • Hỗ trợ pháp lý để các nhóm tín đồ Cao Đài địa phương đòi quyền sử dụng thánh thất trước đây của họ cùng lúc với Chi Phái 1997 trong khi tiếp tục đòi lại quyền sở hữu. Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo 2016 và Điều 18 ICCPR không cho phép nhà nước phân biệt đối xử đối với các tín đồ Cao Đài trong khi để cho Chi Phái 1997 toàn quyền sử dụng các thánh thất mà do chính các tín đồ Cao Đài đã bỏ công sức và tiền của để xây dựng nên. Phương thức thực hiện: (1) Gửi đơn yêu cầu giải thích luật tới Ban Tôn Giáo Chính Phủ phối hợp dùng truyền thông và vận động quốc tế; (2) Gửi đơn tới Ban Tôn Giáo địa phương để buộc phải xác nhận việc tạm thời sử dụng chung thánh thất này; (3) Vận động quốc tế theo dõi và can thiệp khi cần.
  • Hỗ trợ pháp lý một số trường hợp còn giấy tờ chủ quyền lấy lại thánh thất. Ở hướng này, căn cứ pháp lý là luật Đất Đai 2013 về chủ quyền quản lý đất của cá nhân tín đồ với phần đất có thánh thất toạ lạc. Dự kiến có 3 vụ việc được tiến hành trong các năm 2022 đến 2024.
  • Làm rõ bản chất của “bản án Cao Đài” năm 1978: sai về thủ tục, thiếu căn cứ pháp lý, và chỉ nhắm vào một số cá nhân quá cố và do đó không thể là căn cứ để tước đi quyền tự do tôn giáo của đại khối tín đồ Cao Đài. Đây là một sách lược quan trọng của mọi tín đồ Cao Đài 1926. Chúng được tiến hành song song theo hai phương thức nhằm đẩy nhà nước Việt Nam vào thế không thể sử dụng “bản án Cao Đài” một cách mập mờ được nữa. Hướng thứ nhất: Một nhóm tín đồ hoặc từng nhóm tín đồ thậm chí từng tín đồ gửi đơn tới Tòa Án Tối Cao, Hội Đồng Thẩm Phán Toà Án Tối Cao, Quốc Hội và Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội yêu cầu giải thích thẩm quyền của Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Tây Ninh khi ra bản án nói trên. Hướng thứ hai: Một nhóm tín đồ hoặc từng nhóm tín đồ thậm chí từng tín đồ khác cũng đồng thời gửi đơn tới Tòa Án Tối Cao, Hội Đồng Thẩm Phán Toà Án Tối Cao, Quốc Hội và Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội không bàn đến tính chính danh của bản án mà chỉ yêu cầu giải thích địa vị pháp lý của người bị hại trong bản án (là tất cả các tín đồ Cao Đài) và thực hiện nghiêm chỉnh phán quyết của bản án (phải trả lại tài sản cho người bị hại gồm các thánh thất và Toà Thánh Tây Ninh chứ không thể trao cho Chi Phái 1997). Đây là hai gọng kìm chiến lược phải được làm song song trong một sách lược chung.
  • Vận động quốc tế theo dõi và yểm trợ các đòi hỏi chính đáng này, bằng cách vận dụng phong trào tự do tôn giáo toàn cầu và các diễn đàn khu vực và quốc tế.
  • Tiếp xúc các toà tổng lãnh sự của các chính quyền dân chủ và quan tâm đến tự do tôn giáo, đặc biệt các quốc gia tham gia Liên Minh cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế hay Niềm Tin (International Religious Freedom or Belief Alliance, IRFBA)
12345f. Giành lại quyền sử dụng Toà Thánh, Điện Thờ Phật Mẫu, Giáo Tông Đường, Hộ Pháp Đường và Trai Đường
  • Khai thác luật Việt Nam để xác minh Chi Phái 1997 khác với Đạo Cao Đài 1926, cho nên không có cơ sở pháp lý để tiếp tục độc chiếm Tòa Thánh Tây Ninh và các cơ ngơi của Đạo Cao Đài nói chung.
  • Vận dụng các biện pháp hành chánh, pháp lý và quốc tế vận để đòi quyền sử dụng các cơ ngơi của Đạo Cao Đài cho các hoạt động lễ hội, công cử, triệu tập Đại Hội Nhơn Sanh…
2345

Mục tiêu:

Ghi chú: Trong bảng là các con số mới mỗi năm.

Tong 1
Tong 2

Nhập liệu:

  • Phát biểu của Sĩ Tải Phùng Văn Phan và Lễ Sanh Hương Muội tại chương trình hội luận ngày 29 & 30 tháng 11, 2021
  • Kiến nghị ngày 15/09/2017 của 29 vị Chức sắc Thiên Phong Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Phước Thiện gửi Trung ương Đảng và Chính Phủ Việt Nam đề nghị hủy “bản án Cao Đài” năm 1978
  • Các khuyến nghị từ cuộc Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát dành cho Việt Nam năm 2019 và cuộc kiểm điểm của LHQ về thực thi Công Ước ICCPR năm 2019
  • Vụ kiện năm 2009 của một số tín đồ Cao Đài trong nước về việc Chi Phái 1997 mạo nhận là Đạo Cao Đài và chiếm dụng trái luật Tòa Thánh Tây Ninh và hàng trăm thánh thất của Đạo Cao Đài
  • Các bản phúc trình của USCIRF, BNG Hoa Kỳ, LHQ
  • Chương trình đào tạo và huấn luyện ngắn và dài hạn cùng với các toán hỗ trợ về pháp lý, báo cáo, truyền thông, quốc tế vận… của BPSOS.

1

Các yếu tố ngoại cảnh

Các yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện đại sách lược bao gồm:

a. Phong trào bảo vệ tự do tôn giáo hay niềm tin đang lan rộng toàn cầu thông qua 4 định chế:

SEAFORBHội nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á lần thứ 4 - (Nguồn: website SEAFORB)

  • Các mạng lưới và các bàn tròn đa tôn giáo, bao gồm mạng lưới Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á (SEAFoRB Network) do BPSOS đồng khởi xướng năm 2015 và Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam mà một số tín đồ Cao Đài góp phần hình thành năm 2016.
  • Liên Minh cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế hay Niềm Tin (IRFBA) với 35 quốc gia thành viên, mà Đại Sứ Jos Douma là Chủ Tịch – Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, ở trong Hội Đồng Chuyên Gia Cố Vấn của IRFBA.
  • Diễn Đàn Quốc Tế của các Nghị Sĩ cho Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin (International Parliamentarian Platform for Freedom of Religion or Belief, IPP/FORB) bao gồm khoảng 300 nhà lập pháp ở khắp thế giới.
  • Tổ công tác về tự do tôn giáo hay niềm tin của khối Nghị Sĩ ASEAN cho Nhân Quyền (ASEAN Parliamentarians for Human Rights, APHR) – APHR thường xuyên tham gia các sinh hoạt của SEAFoRB Network và có nhiều thành viên thuộc IPP/FORB.
  • Ban Điều Phối Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (IRF Summit Steering Committee), quy tụ gần 100 tổ chức quần chúng và tôn giáo – BPSOS là thành viên của tổ chức này, đồng phối hợp bộ phận lãnh đạo trẻ và chiến dịch toàn cầu cho tù nhân lương tâm.

Một cách cụ thể, toán vận động quốc tế có thể khai thác những diễn đàn khu vực và quốc tế do các định chế này thực hiện:

  • Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, (28 - 30 tháng 6, 2022 ở Washington DC, Hoa Kỳ)
  • Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, 5 & 6 tháng 7, 2022 ở London, Anh)
  • Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á (SEAFoRB Conference) khoảng tháng 11 năm 2022 ở Indonesia
  • Các buổi họp hàng tuần của Bàn Tròn Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế

278564425 504158468034210 4263752666285022505 n
Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, 28 - 30 tháng 6, 2022 ở Washington DC, Hoa Kỳ
(Nguồn ảnh: Internet)
b. Sự quan tâm sâu đậm của quốc tế về nạn buôn người:

Quốc tế có thế và lý để can thiệp vì buôn người là hoạt động tội phạm xuyên quốc gia, gây bất ổn về kinh tế, tài chánh, an ninh… cho các quốc gia ngoài Việt Nam và quốc tế nói chung. Là nguồn gốc của sự bất ổn này, Việt Nam phải chấp nhận sự giám sát và can thiệp của các quốc gia khác, của LHQ và của quốc tế nói chung. Ngày 24 tháng 12, 2021, văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ công bố thư tố giác chung của 5 báo cáo viên đặc biệt gửi chính quyền Việt Nam về nạn buôn người từ Việt Nam sang Ả Rập Xê Út. Công tác phước thiện hướng đến nạn nhân buôn người sẽ tạo thêm nhiều mối quan hệ cho cộng đồng Cao Đài với quốc tế. Hiện nay một nhóm tín đồ ở Bến Cầu, Tây Ninh đang hỗ trợ cho vài nạn nhân buôn người đã hồi hương. Các nhóm tín đồ ở những nơi khác nên sớm mở hướng phước thiện này.

c. Hội Nghị Thượng Đỉnh cho Dân Chủ:

Hội ngị dân chủHội Nghị Thượng Đỉnh cho Dân Chủ (Nguồn ảnh: Internet)

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden khởi xướng phong trào phát huy dân chủ toàn thế giới và đã triệu tập Hội Nghị Thượng Đỉnh cho Dân Chủ trong 2 ngày 9 và 10 tháng 12. Sau đó sẽ là 12 tháng hành động. Phòng, chống buôn người và tự do tôn giáo là 2 trong nhiều đề tài trọng tâm của phương án hành động. Các tín đồ Cao Đài có thể khai thác thời gian này để vận động sự yểm trợ quốc tế trong đại sách lược. Hội Nghị Thượng Đỉnh cho Dân Chủ năm 2022, có lẽ cũng sẽ được triệu tập tháng 12, sẽ là thêm một diễn đàn quốc tế.

d. Việt Nam đã công bố ý định ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ cho nhiệm kỳ 2023-2025.                                              

LHQ bo phieu loai Nga ra khoi UB Nhan Quyen 1 7 4 2022
Hội Đồng Nhân Quyền LHQ cho nhiệm kỳ 2023-2025.   (Nguồn ảnh: Reuters)   

29 tháng 3, 2023 là thời hạn để Việt Nam nộp bản báo cáo chuẩn bị cho cuộc kiểm điểm việc thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, sẽ diễn ra năm 2024. Năm 2024 cũng sẽ là thời điểm cho Cuộc Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (Universal Periodic Review, UPR) cho Việt Nam. Từ giờ đến đó, quốc tế sẽ rọi đèn vào Việt Nam kỹ lưỡng hơn về vấn đề nhân quyền, đặc biệt trong 2 lĩnh vực tự do tôn giáo và buôn người.
KC

Các yếu tố bất lợi bao gồm:

  • Phương Tây, dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, có thể “nương tay” về nhân quyền với Việt Nam vì xem Việt Nam là một thành tố quan trọng trong chiến lược đối phó Trung Quốc. Họ không muốn quá mạnh tay vì e rằng sẽ đẩy Việt Nam vào vòng tay của Trung Quốc.[1]
  • Tình hình đại dịch COVID-19, nếu kéo dài, cũng có thể ảnh hưởng tiến trình thực hiện đại sách lược vì sự đi lại khó khăn giữa các cộng đồng Cao Đài ở trong nước, vì LHQ phải trì hoãn lịch trình kiểm điểm ICCPR và UPR, hoặc vì quốc tế phải dồn sự quan tâm để đối phó đại dịch. Hệ thống hành pháp và tư pháp của Việt Nam cũng có thể mượn cớ dịch bệnh để trì hoãn việc phúc đáp các hành động pháp lý của tín đồ Cao Đài. Vụ kiện ở Dallas, Texas nhắm vào người của Chi Phái 1997 hoạt động ở Hoa Kỳ đã phải dời từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022.
Với bản lãnh và sự khôn khéo, các tín đồ Cao Đài có thể khắc phục một yếu tố bất lợi hoặc khai thác nó để trở thành thuận lợi cho mình. Chẳng hạn, một cách để đối phó thái độ “nương tay” là vận dụng sự lên tiếng của LHQ và huy động các phong trào quốc tế vào cuộc. Hoặc, một số tín đồ Cao Đài đã tăng hoạt động phước thiện để đáp ứng nhu cầu tang tế của người dân trong vùng mà chính quyền địa phương khó tìm được lý do chính đáng để ngăn cản mà không bị quốc tế lên án.

Kết Luận

Mục tiêu của chương trình hội luận trong 2 ngày 29 & 30 tháng 11, 2021 là tổng hợp các bài học hay từ quá khứ và các nỗ lực đang được thực hiện để hình thành đại sách lược phục hưng Đạo Cao Đài sau hơn 4 thập niên bị bức hại. Chương trình hội luận được chia thành 4 tham luận đoàn với nội dung vừa bao quát vừa chuyên sâu. Tuy chủ đề tập trung vào Đạo Cao Đài, chức sắc và thành viên của một số tôn giáo khác cũng tham gia góp ý, thể hiện tinh thần liên thông đa tôn giáo. Ngoài ra, có sự tham gia của các chuyên viên về đào tạo, huấn luyện, pháp lý, truyền thông, báo cáo vi phạm, quốc  tế vận… Chúng tôi cũng thực hiện một chuỗi các buổi hội ý theo nhóm nhỏ, bao gồm các nhân sĩ Cao Đài có kiến thức và kinh nghiệm nhưng đã không tham gia trao đổi trong chương trình hội luận và các chuyên gia thuộc những lĩnh vực liên quan như truyền thông, vận động, báo cáo vi phạm.

Đại sách lược trình bày ở trên là kế hoạch bao quát và dài lâu để các tín đồ Cao Đài bảo thủ chơn truyền phục hưng đạo và phục hồi Hội Thánh. Nhưng trước đó cần vô hiệu hoá Chi Phái 1997 ở trong nước và trên trường quốc tế, để dồn họ phải rời bỏ bản chất là tổ chức tội phạm để trở thành một chi phái hoặc một tôn giáo đích thực và tồn tại trong sự tương kính đối với tôn giáo Cao Đài.

Đại sách lược, được tóm tắt thành bảng “mô hình lô-gíc”, là tài liệu “sống”, nghĩa là cần được cập nhật cho phù hợp với tình thế và phản ảnh tiến độ thực hiện. Để giúp đánh giá tiến độ thực hiện và cập nhật đại sách lược, chúng tôi (BPSOS) sẽ thành lập toán cố vấn với các buổi họp định kỳ 3 tháng một lần.

Checklist-Đại Sách Lược Phục Hưng Đạo Cao Đài