Hội Luận về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á
Lời mở đầu1

Chào mừng quý vị đến với hội thảo trực tuyến này về Việt Nam, có tiêu đề “Một nghiên cứu điển hình về việc chống lại sự không khoan dung dựa trên tôn giáo hoặc niềm tin.” Đây là một phần của hội nghị thường niên lần thứ 7 của Mạng lưới Tự do Tôn giáo hoặc Niềm tin Đông Nam Á (SEAFoRB). Chúng tôi sẽ tập trung vào Đạo Cao Đài như một nghiên cứu điển hình về các chính sách và biện pháp do chính quyền áp dụng và các chiến lược đối phó được phát triển bởi các cộng đồng bị ảnh hưởng.

Chính quyền Việt Nam sử dụng một loạt các công cụ để kiểm soát các tôn giáo và trấn áp các cộng đồng tôn giáo không phù hợp. Các công cụ này bao gồm các luật và quy định nặng về hạn chế, và hành vi sách nhiễu và bạo hành nhằm vào các nhà lãnh đạo, bao gồm chức sắc và tín đồ, tịch thu các cơ sở đạo, phá bỏ cơ cấu hành chính của đạo dựng lên một thực thể thay thế do chính quyền kiểm soát, sử dụng ngôn từ kích động thù địch nhằm vào các cộng đồng tôn giáo, ngăn cản việc tiếp cận các thủ tục tư pháp, và ngăn chặn sự ủng hộ từ quốc tế và cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

Đạo Cao Đài được thành lập vào năm 1926 là một trường hợp điển hình. Chính phủ đã sử dụng tất cả các biện pháp được viện dẫn để khuất phục tín đồ Cao Đài. Tuy nhiên, tín đồ Cao Đài đã thể hiện sự kiên cường và sáng tạo đáng ngạc nhiên trong việc bảo vệ đạo pháp và quyền sinh hoạt tôn giáo của họ.

Sau khi hầu hết các thánh thất -  tổng số hơn 300 thánh thất - của họ bị chiếm giữ bởi chi phái Cao Đài do chính quyền thành lập vào năm 1997, tín đồ Cao Đài đã biến nhà của họ thành nơi thờ tự.

Khi người của chi phái 1997, với sự hỗ trợ của công an, ngăn cản sinh hoạt tôn giáo tại gia của họ, tín đồ Cao Đài đã dùng luật Việt Nam để yêu cầu điều tra những hành vi vi phạm quyền công dân của họ.

Khi phải đối mặt thêm với sự đe dọa của công an hoặc sự sách nhiễu của chi phái 1997, tín đồ Cao Đài đã báo cáo những vi phạm này cho Cơ chế Thủ tục Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, các phái bộ ngoại giao, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Trong hầu hết các nỗ lực này, đặc biệt là vận động quốc tế và truyền thông, họ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ đồng đạo ở nước ngoài.

Hội luận này có mục đích tìm hiểu cách nào sự hỗ trợ từ quốc tế có thể giúp các tín đồ Cao Đài bảo tồn quyền sinh hoạt tôn giáo của họ, bảo vệ đạo pháp và lấy lại quyền tiếp cận và sử dụng các cơ sở tôn giáo của họ hiện đang bị chi phái 1997 chiếm giữ.

English original:

Welcome to this webinar on Vietnam, titled “A case study of combatting intolerance based on religion or belief.” This is part of the 7th annual conference of the Southeast Asia Freedom of Religion or Belief (SEAFORB) Network. We will focus on the Cao Dai Religion as a case study of policies and measures employed by the government and the coping strategies developed by affected communities.

The Government of Vietnam uses an array of instruments to control religions and suppress non-conforming religious communities. These instruments include restrictive laws and regulations, harassment and violence against religious and lay leaders, confiscation of religious facilities, dismantling a religion’s administrative structure and producing a government-controlled substitute, use of hate speech directed at religious communities, denial of access to judicial procedures, and blocking support from the Vietnamese diaspora and the international community.

The Cao Dai Religion, established in 1926, is a case in point. The government has used all the cited measures to subjugate Cao Dai believers. Nevertheless, Cao Dai followers have shown surprising resilience and creativity in defending their religion and preserving their religious practices.

When most of their 300-plus temples were seized by a substitute Cao Dai sect created by the government in 1997, Cao Dai followers have turned their homes into places of worship.

As the 1997 Sect members with the support the police interfered with their home-based practice, Cao Dai followers turned to domestic laws to demand investigation of violations of their citizen’s rights.

When faced with further intimidation by the police or harassment by the 1997 Sect, Cao Dai followers reported these violations to UN Special Procedures, diplomatic missions, USCIRF, and the US State Department.

In most of these undertakings, particularly in international advocacy and the media, they receive solid support from their co-religionists overseas.

This panel explores how support from the international community may help Cao Dai followers preserve their religious practices, defend their religion, and regain access to and use of their religious facilities that are currently occupied by the 1997 Sect.
Tham Luận Đoàn 1: Tiếng nói Quốc tế
Phần Phụ Đính
Dưới đây là trình bày của bà Victoria Sheahan bằng Anh ngữ
Phần Trao đổi và Góp ý (Tham luận Đoàn 1)
Tham Luận Đoàn 2: Tình trạng Đạo Cao Đài
Phần Trao Đổi và Góp Ý (Tham luận Đoàn 2)
Tham Luận Đoàn 3: Các Biện Pháp Đối Phó
Tham Luận Đoàn 4: Giải Pháp