Chương Trình Định Hướng (Public)
Slide1

GIỚI THIỆU

Trung tâm bảo vệ người tị nạn (dưới đây gọi tắt là CAP) là một phần của tổ chức Con người phục vụ con người (PSPF). Tổ chức Con người phục vụ con người là tổ chức độc lập của người Thái nhưng làm việc chặt chẽ với BPSOS tại Mỹ.

Đây cũng là tổ chức độc lập với Cao ủy tị nạn Liên Hợp Quốc (LHQ). Có nghĩa là nếu quý vị nói chuyện với các luật sư tại văn phòng CAP, chúng tôi sẽ không chia sẻ hồ sơ của quý vị cho Cao ủy tị nạn LHQ nếu không có sự cho phép của quý vị. Tương tự, chúng tôi cũng không biết nhiều về hồ sơ của quý vị hơn chính quý vị, chúng tôi chỉ biết tình trạng hồ sơ khi Cao ủy tị nạn LHQ đã cho quý vị biết thông tin trước đó hoặc khi chúng tôi được cho phép liên lạc với Cao ủy tị nạn LHQ nếu trong trường hợp hồ sơ của quý vị phải chờ đợi rất lâu để được giải quyết.

Những thông tin quý vị chia sẻ cho CAP sẽ không được chia sẻ cho bất cứ đơn vị nào kể cả PSPF và BPSOS. Chúng tôi hiểu rằng mỗi khi quý vị liên lạc với chúng tôi hoặc thảo luận về hồ sơ của quý vị thì cần thông qua một thông dịch viên. Tuy nhiên người thông dịch viên này buộc phải ký cam kết trong công việc và họ không được phép chia sẻ thông tin này ra bên ngoài theo nghĩa vụ hợp đồng.

Nhân sự làm việc tại CAP:

Slide4

Hiện tại CAP có bốn (04) nhân sự là luật sư, phân ra hai nhóm:

  • Nhóm thứ nhất chuyên làm việc về xin quy chế tị nạn
  • Nhóm thứ hai là quản lý hồ sơ và bảo vệ người tị nạn

Mặc dù chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn những thông tin liên quan đến tái định cư cho quý vị ở một số quốc gia khi quý vị còn ở tại Thái, chuyên môn chính của những luật sư tại văn phòng CAP là làm việc với Cao ủy LHQ về quy chế tị nạn và các vấn đề về bảo vệ người tị nạn tại Thái Lan. Những vấn đề liên quan đến hồ sơ xin quy chế tị nạn sẽ do nhóm thứ nhất bao gồm trưởng đại diện văn phòng luật sư và các luật sư tại Thái phụ trách. Những câu hỏi liên quan đến việc chuộc người tị nạn từ trại giam hay người tị nạn bị cảnh sát Thái Lan bắt, việc lao động bất hợp pháp tại Thái hay những sự kiện phát sinh liên quan đến mâu thuẫn của người tị nạn, làm việc với cảnh sát Thái và cập nhật các chính sách của Thái Lan liên quan đến người tị nạn sẽ do nhóm quản lý hồ sơ và bảo vệ người tị nạn đảm trách.

THÔNG DỊCH VIÊN VÀ CÁC NGÔN NGỮ CHÍNH ĐƯỢC SỬ DỤNG

Dưới đây là lịch làm việc của các thông dịch viên đối với các ngôn ngữ chính được sử dụng tại văn phòng CAP:
Slide5

Nếu quý vị nói tiếng Việt thì quý vị có thể gọi cho chúng tôi bất cứ lúc nào quý vị cần, tuy vậy nếu quý vị sử dụng các ngôn ngữ khác thì sẽ thuận tiện hơn cho chúng tôi nếu quý vị nắm được lịch làm việc của thông dịch viên. Chúng tôi hiểu cũng có những trường hợp khẩn cấp chẳng hạn quý vị đang gặp khó khăn cần hỗ trợ ngay, hay cần chuẩn bị phỏng vấn gấp, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng trong khả năng nhưng chúng tôi không đảm bảo rằng lúc nào cũng có thông dịch viên kịp thời. Nếu quý vị nói tiếng Khmer thì cũng có thể gọi cho chúng tôi các ngày trong tuần làm việc bởi hiện tại văn phòng chúng tôi có nhân sự phụ trách tổng đài có thể nói được tiếng Khmer.

CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ TẠI VĂN PHÒNG CAP

Slide6

Công việc chính của chúng tôi bao gồm:

  • Hỗ trợ và tư vấn để xin quy chế tị nạn: đăng ký, sơ vấn xin quy chế tị nạn, mở hồ sơ kháng cáo hoặc mở lại hồ sơ bị đóng.

Do nguồn lực có hạn nên chúng tôi sẽ tập trung vào những hồ sơ cần được hỗ trợ khẩn cấp và phụ thuộc vào mức độ ưu tiên trong quá trình làm việc với cao ủy tị nạn LHQ. Ví dụ phần đăng ký xin tị nạn là phần đơn giản nhất, chúng tôi có thể giúp cho quý vị hiểu về quy trình đăng ký, nhưng toàn bộ việc thực hiện quá trình đăng ký này quý vị hoàn toàn có thể chủ động. Về phỏng vấn xin quy chế tị nạn lúc ban đầu, chúng tôi có thể giúp mọi người chuẩn bị bản tường trình, hoặc tư vấn nộp chứng cứ, sắp xếp buổi phỏng vấn, tuy vậy, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của hồ sơ và quá trình tiến triển của hồ sơ, chúng tôi sẽ có những ưu tiên trong việc tư vấn những loại hồ sơ nào qua từng giai đoạn cụ thể. Phần chúng tôi tập trung chủ yếu là hồ sơ kháng cáo. Do hạn nộp hồ sơ kháng cáo chỉ có 60 ngày và là cơ hội cho những hồ sơ bị từ chối, tùy thuộc vào số lượng hồ sơ kháng cáo từ đương sự và cao ủy tị nạn LHQ mà chúng tôi có những ưu tiên theo thứ tự và mức độ thời gian cho các bản kháng cáo và tường trình.

Về việc mở lại hồ sơ, do không giới hạn thời gian, quý vị có thể mở lại hồ sơ bất cứ lúc nào, chúng tôi có thể cung cấp các tư vấn để sắp xếp các chứng cứ gộp chung với bản tường trình viết tay để giúp quý vị xin mở lại hồ sơ bị đóng khi quý vị đã có đủ chứng cứ và bản tường trình.

  • Về tái định cư, chúng tôi sẵn lòng tư vấn và chia sẻ với quý vị trong khả năng những thông tin về việc tái định cư, nếu quý vị có bạn bè và gia đình ở các nước mà quý vị xin tái định cư và có người bảo lãnh, chúng tôi có thể hỗ trợ thông tin và trao đổi thêm với quý vị về những thủ tục, giấy tờ cần thiết khi quý vị còn ở tại Thái Lan, tuy nhiên đây không phải là mảng chuyên môn chính của CAP.

Trong thời gian dịch bệnh covid19, chúng tôi không thể sắp xếp những buổi làm việc trực tiếp như trước đây mà chủ yếu làm việc từ xa và qua điện thoại để thảo luận với quý vị về các trường hợp cụ thể.

  • Quản lý hồ sơ và bảo vệ người tị nạn: bộ phận này như đã đề cập ở trên sẽ chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ và giải quyết các vấn đề liên quan đến người tị nạn, như chuộc người tị nạn hay làm việc với sở di trú, tư vấn về vấn đề lao động, giáo dục, cho trẻ em đến trường học hay tư vấn cho quý vị các hiểu biết về pháp luật tại nước sở tại.

NHỮNG BUỔI HỘI THÁO KẾ TIẾP

Slide7
Chúng tôi chia các buổi hội thảo kế tiếp dựa trên các giai đoạn của hồ sơ và dựa theo ngôn ngữ mà quý vị thông thạo. Chúng tôi hiểu rằng sự tư vấn chỉ thật sự hữu ích khi chúng tôi hiểu rõ về các giai đoạn hồ sơ của quý vị và quý vị được trình bày bằng chính ngôn ngữ mà quý vị thông thạo nên khi lên kế hoạch cho các buổi hội thảo tiếp theo, chúng tôi cũng dựa trên những tiêu chí này đối với từng nhóm hồ sơ và ngôn ngữ cụ thể. Chúng tôi cũng thu thập các câu hỏi của quý vị từ trước hội thảo để có thể trả lời tốt nhất các quan tâm của quý vị.

CÁC CÂU HỎI & TRẢ LỜI
MỘT SỐ ĐIỂM GHI NHỚ KHI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
LIÊN LẠC